Hoàng Vương Land có tiềm lực mạnh đến đâu

Leave a Comment
Bên cạnh một số chủ đầu tư “mới toanh”, giới phân phối đang ghi nhận thêm không ít thế lực mới. Phân phối độc quyền, thuật ngữ đã quen thuộc với giới kinh doanh BĐS. Nhưng vừa mạnh bán hàng, vừa “ôm” nhiều dự án với vai trò chủ đầu tư như Hoàng Vương Land thì ít ai làm được.
Không  phải  ngẫu nhiên  Hoàng Vương  Land (tên  đầy  đủ  là  Công  ty CP  Thương  mại  Hoàng Vương) được ví như một đối  trọng  đáng  nể  trong giới phân phối sản phẩm BĐS tại Hà Nội thời gian gần đây.Chưa  đầy  một  năm qua,  tỷ  trọng  lớn  các  dự án NƠTM (từ cao cấp tới giá  rẻ)  là  tâm  điểm  của giới  truyền  thông,  bán hàng  BĐS  lẫn  cuốn  hút nhà  đầu  tư,  người  mua nhà có nhu cầu thực đều “qua tay” đơn vị này với vai  trò  “phân  phối  độc quyền”: Hòa Bình Green City, GreenStar 234 Phạm Văn Đồng, Handiresco Lê Văn Lương, C14 Bộ Công An, Golden Palace…
Phối cảnh chung cư  Green City Phạm Văn Đồng
Khởi nghiệp từ buôn sắt thép
Trở  lại  khởi  thủy của  DN  này,  Công  ty CP  Thương  mại  Hoàng Vương  ra  đời  từ  năm 2002  với  vốn  điều  lệ chỉ  5  tỷ  đồng.  Lĩnh  vực hoạt  động  chính  là  kinh doanh  thép  xây  dựng. Theo  website  của  Công ty, Hoàng Vương đã cung cấp thép cho nhiều công trình  và  dự  án  lớn  trong nước  như,  các  nhà  máy thủy  điện,  dự  án  Royal City của Vincom… Tuy nhiên, trên chính trang  chủ  của  Công  ty cũng  như  nhiều   nguồn thông  tin  chính  thống, đều  không  xuất  hiện  bất cứ  sự  kiện,  dự  án  liên quan tới hoạt động cung cấp  thép  của  Công  ty Hoàng Vương. Trong  rất  nhiều  mục tin đăng tuyển dụng thời gian  qua,  Hoàng  Vương đôi  khi  tự  “nâng  tầm” thành  Tập  đoàn  Hoàng Vương  (dù  pháp  nhân này  không  hề  tồn  tại). Tìm  hiểu  trên  website (hoangvuong.com.vn), đơn  vị  này  còn  tự  giới thiệu:  “…quy  mô  trên  80 cán  bộ  công  nhân  viên làm việc tại trụ sở và gần 300  nhân  viên  làm  việc tại các chi nhánh và công ty  thành  viên  như  Công ty CP Đầu Tư Số 1, Công ty CP Hoàng Vương Hưng Yên, Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng và Thương Mại Alphat, Công ty Lifan Việt Nam, Công ty CP Đầu Tư Phát Triển 18…”.
Trong  cả  loạt  “công ty thành viên” nêu trên, Công ty CP Đầu tư phát triển 18 (CID18) là chủ đầu tư dự án nhiều tai tiếng Licogi Tiền Phong (huyện  Mê  Linh,  Hà Nội) thời gian trước. Cổng  thông  tin  điện tử  Sở  KH&ĐT  Hà  Nội cho biết: Công ty CP Đầu tư phát triển 18 đã được phòng ĐKKD của Sở cấp lại  mã  số  DN  và  đăng ký  cấp  lại  lần  1  ngày 29/9/2008;  giấy  ĐKKDcấp ngày 28/6/2010 lần đăng ký thứ 5. Người  đại  diện pháp  luật  của  CID  18 là  Vũ  Văn  Vương  (giữ pháp  nhân  tương  tự  tại Công ty CP Thương mại Hoàng Vương).
Bước nhanh, nhưng có vững?
Nguồn  tin  riêng  của TBKD  cho  biết,  không ít  lãnh  đạo  DN  (trong đó  có  những  “đối  thủ” cạnh  tranh  với  Hoàng Vương trong “làng phân phối – đầu tư” như Phú Quý  Land,  EZ  Land…) bức  xúc  với  cách  thức nắm  giữ  vị  thế  độc quyền  bán  dự  án  của Hoàng Vương.Ông  P.  (đại  diện một  sàn  giao  dịch  đặt tại  Trung  Hòa  –  Nhân Chính)  bình  luận: Cạnh tranh trên thương trường  là  điều  không tránh  khỏi.  Nhưng bán  hàng  với  giá  liên tục  tăng  so  với  giá  gốc (chênh  –  PV)  sau  khi được độc quyền thì quá liều  lĩnh  và  gián  tiếp phá  hoại  niềm  tin  thị trường. Điển  hình  nhất là  dự  án  GreenStar  tại 234 Phạm Văn Đồng…
Để rộng đường pháp lý, người viết đã đề nghị cung cấp hồ sơ tài liệu chứng  minh.  Nhân  vật trên  từ  chối  và  hẹn  khi thu  thập  đủ  văn  bản, hợp  đồng,  giấy  biên nhận viết tay liên quan sẽ hợp tác. Trở  lại  với  dự  án tại Mê Linh mà Hoàng Vương  xưng  danh  là chủ  đầu  tư  trên  nhiều phương  tiện  truyền thông  gần  đây.  Dự  án được  UBND  tỉnh  Vĩnh Phúc  chấp  thuận  đầu tư  từ  tháng  3/2008  và giao  đất  cho  chủ  đầu tư là Công ty CP đầu tư phát  triển  18  (CID18) vào tháng 6/2008. Tổng diện tích lập quy hoạch phát  triển  khu  nhà  ở vào  khoảng  156.683 m2,  trong  đó,  nhà  phố chia  lô  vào  khoảng 16.241m2,  nhà  biệt  thự song  lập  vào  khoảng 18.467m2.. .Đến cuối 2009 – đầu năm  2010,  chủ  đầu  tư tiến  hành  huy  động vốn  để  triển  khai  dự án  bằng  hình  thức  ký hợp  đồng  hợp  tác  góp vốn với rất nhiều khách hàng. Giá các lô đất dao động khoảng từ 4,6 – 5,3 triệu đồng/m2.
Tình thế "lình  xình” quanh dự án 2 năm trước bắt  đầu  xuất  hiện  trên nhiều  mặt  báo  lúc  đó. Năm 2013 (quá hạn bàn giao  thô  vào  cuối  năm 2011), nhiều khách hàng tham  gia  góp  vốn  (có người  đóng  tới  90%  giá trị) vẫn chỉ thấy dự án là bãi đất cỏ mục um tùm. Đáng  chú  ý,  một  số khách hàng nộp tiền mua nhà  cho  Công  ty  Hoàng Vương – cổ đông của CID 18  với  khoản  chênh  vài triệu  đồng/m2 –  không xuất  hiện  trong  hóa  đơn chứng từ...Ngày 15/6, liên hệ với T  (Trưởng  phòng  kinh doanh  Công  ty  Hoàng Vương),  nhiều  nghi  vấn xoay  quanh  pháp  nhân lẫn cung cách kinh doanh của DN này đã hé mở. Theo  đó,  “CID  18  là công  ty  con  của  Hoàng Vương”.  Hoàng  Vương mang  danh  là  chủ  đầu tư  dự  án  tại  Mê  Linh. Nhưng  khi  giao  dịch  với Hoàng  Vương,  hợp  đồng mua bán với khách hàng (dự  án  đã  ra  hợp  đồng mua  bán)  sẽ  do  CID  18 đứng  tên  chủ  đầu  tư. Lý  do,  Hoàng  Vương  đã thoái  vốn  ở  CID18.  Giá các  lô  đất  phân  lô  ở  dự án  hiện  vào  khoảng  5-7 triệu  đồng/m2 và  cơ  hội đầu tư là rất lớn...” Như  vậy,  nếu  chỉ dựa vào thông tin bề nổi (Hoàng Vương là chủ đầu tư  lẫn  phân  phối  độc quyền  dự  án  Mê  Linh), khách hàng sẽ đóng tiền cho Hoàng Vương nhưng hợp  đồng  lại  quy  định trách  nhiệm  pháp  lý thuộc về CID18?!
Theo thời báo kinh doanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét